K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tôi sẽ nói về tất cả nhưng gì tôi chơi FF sau 4 năm  Game rác bây giờ chỉ có FF thôi hồi 4 năm trước nó có như vậy đâu nhỉ bắn vui lắm bây giờ thì sao nhìn này toàn nhân vật bọc tiền , sờ kai lơ dặn ra tia đỏ phá vỡ bom keo , ngộ không hóa rừng rậm amazon , Cờ rô nô làm phụ hồ xây dựng vòm tròn là chắn , A lốc tạo ra vòm tròn hòi máu phế vật , Cao thủ game thính toán 7 . 4 = 29 , toàn trẻ trâu chơi với nhau rồi...
Đọc tiếp

Tôi sẽ nói về tất cả nhưng gì tôi chơi FF sau 4 năm  Game rác bây giờ chỉ có FF thôi hồi 4 năm trước nó có như vậy đâu nhỉ bắn vui lắm bây giờ thì sao nhìn này toàn nhân vật bọc tiền , sờ kai lơ dặn ra tia đỏ phá vỡ bom keo , ngộ không hóa rừng rậm amazon , Cờ rô nô làm phụ hồ xây dựng vòm tròn là chắn , A lốc tạo ra vòm tròn hòi máu phế vật , Cao thủ game thính toán 7 . 4 = 29 , toàn trẻ trâu chơi với nhau rồi chửi nhau , cậy két lấy trộm tiền ba mẹ đi mua ak ve chó , m1014 con giun , sờ ca cá ngừ . Bắn mất công bằng :v | Mấy đứa dell có tiền hoặc là cày lâu như tôi chắc cũng ko bằng 1 thằng cầm thẻ nạp 200 . Mấy đứa bạn hồi trước ở cùng quân đoàn cũng thế chỉ có đúng 1 mình tôi trụ được đến bây giờ còn lại nghỉ game hết rồi một mình tôi chơi cảm giác cô đơn vãi . Ra sự kiện đéo gì 1% người chơi làm được vầy ai chơi lại với add , cày lòi lòn 4 năm lên được cái lever 71 . Trong khi thằng chơi 2 năm nặp tiền lại lever 76 . Game mất công bằng vl . Nói chung bây giờ tôi sẽ giống quân đoàn của mình : Tôi bỏ game

4
16 tháng 2 2022

Báo cáo

Và bạn bảo game không công bằng ư

Bạn biết gì về game mà nói

16 tháng 2 2022

game chơi nhìu không tốt đâu 

"Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên có rúm lại. Những vết nhăm xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và...
Đọc tiếp

"Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên có rúm lại. Những vết nhăm xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... [...] Thì ra tôi già bằng này tuối đầu mà còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó" (SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1- NXB Giáo dục, 2018) 21. 1. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? Việc sử dụng ngôi kể đó đã đem lại hiệu quả nghệ thuật gì cho tác phẩm?

0
"Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên có rúm lại. Những vết nhăm xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và...
Đọc tiếp

"Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên có rúm lại. Những vết nhăm xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.. [...] Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu mà còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó" (SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1- NXB Giáo dục, 2018) 21. 1. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? Việc sử dụng ngôi kể đó đã đem lại hiệu quả nghệ thuật gì cho tác phẩm? 2. Hãy ghi lại các từ tượng hình, tượng thanh có trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.

1
16 tháng 9 2021

1. Ngôi thứ nhất. Kể theo ngôi thứ nhất giúp cho các nhân vật bộc lộ cảm xúc 1 cách tự nhiên hơn

2. Từ tượng hình: ầng ậng, móm mém

Từ tượng thanh: hu hu

=> Cho thấy sự đau xót, ăn năn của lão Hạc khi bán cậu Vàng

Tôi là một thằng con trai bất tài, xấu, đen đúa, không giàu có, không giỏi ăn nói, nhạt nhẽo, không có tài năng gì cả, học hành dỡ tệ, thể thao càng tệ hơn, nghiện game, không thích nói chuyện, sợ đám đông. Tôi không có nhiều bạn, và tôi cũng chẳng dám thích ai cả. Đến năm lớp 10, tôi gặp cô ấy, cô ấy ngồi sau lưng tôi. Cô ấy hay bắt chuyện, nói đùa với tôi, và rất hay cười, cô ấy...
Đọc tiếp

Tôi là một thằng con trai bất tài, xấu, đen đúa, không giàu có, không giỏi ăn nói, nhạt nhẽo, không có tài năng gì cả, học hành dỡ tệ, thể thao càng tệ hơn, nghiện game, không thích nói chuyện, sợ đám đông. Tôi không có nhiều bạn, và tôi cũng chẳng dám thích ai cả. Đến năm lớp 10, tôi gặp cô ấy, cô ấy ngồi sau lưng tôi. Cô ấy hay bắt chuyện, nói đùa với tôi, và rất hay cười, cô ấy hay lấy bài kt cho tôi, hỏi điểm số tôi, còn động viên tôi khi tôi điểm kém đôi khi còn tỏ ra hơi lo lắng. Đó là một điều hết sức bình thường giữa những người bạn học với nhau, nhưng với một thằng con trai như tôi, đó là lần đầu tôi được một cô gái đối xử tốt như thế. Rồi không biết tôi thích cô ấy từ lúc nào, biết là không thể nên tôi chẳng dám nói ra, khoảng cách nó lớn quá, với lại cô ấy chỉ thích mấy bạn đẹp trai, đầu nấm nè, dễ thương nữa ( cô ấy rất thích trai Hàn ). Sau này tôi bị đổi chổ ngồi đi nơi khác, và cũng không còn ai đối xử như thế với một thằng như tôi cả, cô ấy cũng thích ai đó, không còn nói chuyện với tôi như trước. Vài chuyện xảy ra, tôi đã gián tiếp phủ nhận tình cảm của mình, không lâu sao thì cô ấy quen người khác ( tốt hơn tôi nhiều ). Ngày đó tôi buồn lắm, hụt hẫng, chẳng biết phải làm sao nữa, hàng ngày nhìn cô ấy và người khác vui vẻ tôi đau lắm, nhưng bản thân mình có là gì của họ đâu. Nhưng không lâu sau thì họ chia tay vì không hợp, tôi cũng chẳng có fb hay zalo của cô ấy nên chẳng biết cô ấy có thật sự buồn không, chỉ thấy cô ấy luôn bình thường, hình như cô ấy là người chủ động chia tay thì phải. Những năm 12, cô ấy vẫn nói chuyện và cười với tôi, nụ cười cô ấy đẹp lắm, tôi luôn không kìm được cảm xúc khi cô ấy cười. Tôi luôn chọn đứng phía sau lưng cô ấy, luôn ra về sau lưng cô ấy, luôn nhìn cô ấy từ phía sau, phải chỉ phía sau thôi, vì tôi biết tôi không thể, dù sao thì khoảng cách vẫn quá lớn, nó dễ dàng nhận ra được ngay từ vẻ bên ngoài. Chỉ cần cô ấy nói với tôi một câu, cười với tôi một lần, có lẽ nó là hạnh phúc và đủ lắm rồi, tôi không dám hy vọng điều gì khác đâu. Chỉ còn vài tháng nữa là hết năm học 12 rồi, có lẽ khoảng thời gian tươi đẹp ấy cũng sẽ kết thúc với tôi. Hy vọng sau này nếu có duyên khi gặp lại, tôi sẽ tốt hơn bây giờ ( tôi sẽ luôn cố gắng mà ) và cô ấy cũng thế, chúc cô ấy thành công với ước mơ của mình và tìm được người người thật sự yêu thương và tốt với cô ấy. TAO BIẾT MÀY SẼ KHÔNG THẤY NHỮNG DÒNG NÀY NHƯNG TAO CẢM ƠN MÀY NHIỀU LẮM, CẢM ƠN VÌ MÀY ĐÃ TỐT VỚI MỘT THẰNG NHƯ TAO, VÀ XIN LỖI, XIN LỖI VÌ ĐÃ THÍCH MÀY KHI TAO KHÔNG CÓ GÌ CẢ

 

4
10 tháng 4 2021

thật là buồn 

10 tháng 4 2021

Chia buồn nhưng thặc xúc đồng:") Gớt nước mắt

Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. Tôi mời lão hút trước. Nhưng lão không nghe...- Ông giáo hút trước đi.Lão đưa đóm cho tôi...- Tôi xin cụ...Và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. Tôi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt vào lòng lão. Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội. Lão cầm lấy đóm, gạt tàn, và bảo:- Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo...
Đọc tiếp

Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. Tôi mời lão hút trước. Nhưng lão không nghe...

- Ông giáo hút trước đi.

Lão đưa đóm cho tôi...

- Tôi xin cụ...

Và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. Tôi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt vào lòng lão. Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội. Lão cầm lấy đóm, gạt tàn, và bảo:

- Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!

Lão đặt xe điếu, hút. Tôi vừa thở khói, vừa gà gà đôi mắt của người say, nhìn lão, nhìn để làm ra vẻ chú ý đến câu nói của lão đó thôi. Thật ra thì trong lòng tôi rất dửng dưng. Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi. Tôi lại biết rằng: lão nói là nói để có đấy thôi; chẳng bao giờ lão bán đâu. Vả lại, có bán thật nữa thì đã sao? Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế...

Lão hút xong, đặt xe điếu cuống, quay ra ngoài, thở khói. Sau một điếu thuốc lào, óc người ta tê dại đi trong một nỗi đê mê nhẹ nhõm. Lão Hạc ngồi lặng lẽ, hưởng chút khoái lạc con con ấy. Tôi cũng ngồi lặng lẽ. Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi. Hồi bị ốm nặng ở Sài Gòn tôi bán gần hết cả áo quần, nhưng vẫn không chịu bán cho ai một quyển. Ốm dậy, tôi về quê, hành lý chỉ vẻn vẹn có một cái va-ly đựng toàn những sách. Ôi những quyển sách rất nâng niu! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời, để lưu lại cái kỷ niệm một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng: mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông, cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét... Nhưng đời người ta không chỉ khổ một lần. Mỗi lần cùng đường đất sinh nhai, và bán hết mọi thứ rồi, tôi lại phải bán đi một ít sách của tôi. Sau cùng chỉ còn có năm quyển, tôi nhất định, dù có phải chết cũng không chịu bán. Ấy thế mà tôi cũng bán! Mới cách đây có hơn một tháng thôi, đứa con nhỏ của tôi bị chứng lỵ gần kiệt sức... Không! Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu? Lão quý con chó vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi...

Tôi nghĩ thầm trong bụng thế. Còn lão Hạc, lão nghĩ gì? Đột nhiên lão bảo tôi:

- Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!

À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão. Nó đi cao su năm sáu năm rồi. Hồi tôi mới về, nó đã hết một hạn công-ta. Lão Hạc, đem thư của nó sang, mượn tôi xem. Nhưng nó xin đăng thêm một hạn nữa... Lão vội cắt nghĩa cho tôi hiểu tại sao lão đang nói chuyện con chó, lại nhảy vọt sang chuyện thằng con như vậy:

- Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt...

Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta đã định rồi chẳng bao giờ người ta làm được. Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu... cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc. Lão Hạc không lo được. Ý thằng con lão, thì nó muốn bán vườn, cố lo cho bằng được. Nhưng lão không cho bán. Ai lại bán vườn đi mà lấy vợ? Vả lại bán vườn đi, thì cưới vợ về, ở đâu? Với lại, nói cho cùng nữa, nếu đằng nhà gái họ cứ khăng khăng đòi như vậy, thì dẫu có bán vườn đi cũng không đủ cưới. Lão Hạc biết vậy đấy, nhưng cũng không dám xẵng. Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để rồi gắng lại ít lâu, xem có đám nào khác mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ?... Lạy trời lạy đất! Nó cũng là thằng khá, nó thấy bố nói thế thì nó thôi ngay, nó không đả động đến việc cưới xin nữa. Nhưng nó có vẻ buồn. Và lão biết nó vẫn theo đuổi con kia mãi. Lão thương con lắm. Nhưng biết làm sao được?... Tháng mười năm ấy, con kia đi lấy chồng; nó lấy con trai một ông phó lý, nhà có của. Thằng con lão sinh phẫn chí. Ngay mấy hôm sau, nó ra tỉnh đến sở mộ phu, đưa thẻ, ký giấy xin đi làm đồn điền cao su...

Lão rân rấn nước mắt, bảo tôi:

- Trước khi đi, nó còn cho tôi ba đồng bạc, ông giáo ạ! Chả biết nó gửi thẻ xong, vay trước được mấy đồng, mà đưa về cho tôi ba đồng. Nó đưa cho tôi ba đồng mà bảo: “Con biếu thầy ba đồng để thỉnh thoảng thầy ăn quà; xưa nay con ở nhà mãi cũng không nuôi được bữa nào, thì con đi cũng chẳng phải lo; thầy bòn vườn đất với làm thuê làm mướn thêm cho người ta thế nào cũng đủ ăn; con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm!...”. Tôi chỉ còn biết khóc, chứ còn biết làm sao được nữa? Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi?...

*

* *

Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn? Những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút. Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm. Lão cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu. Lão ăn gì lão cũng chia cho nó cùng ăn. Những buổi tối, khi lão uống rượu, thì nó ngồi ở dưới chân. Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với một đứa cháu bé về bố nó. Lão bảo nó thế này:

- Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy... Hơn ba năm... Có đến ngót bốn năm... Không biết cuối năm nay bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết cậu. Liệu hồn cậu đấy!

Con chó vẫn hếch mõm lên nhìn, chẳng lộ một vẻ gì; lão lừ mắt nhìn trừng trừng vào mắt nó, to tiếng dọa:

- Nó giết mày đấy! Mày có biết không? Ông cho thì bỏ bố!

Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng, để lấy lại lòng chủ. Lão Hạc nạt to hơn nữa:

- Mừng à? Vẫy đuôi à? Vẫy đuôi thì cũng giết! Cho cậu chết!

Thấy lão sừng sộ quá, con chó vừa vẫy đuôi, vừa chực lảng. Nhưng lão vội nắm lấy nó, ôm đầu nó, đập nhè nhẹ vào lưng nó và dấu dí:

- À không! À không! Không giết cậu Vàng đâu nhỉ!... Cậu Vàng của ông ngoan lắm! Ông không cho giết... Ông để cậu Vàng ông nuôi...

Lão buông nó ra để nhấc chén, ghé lên môi uống. Lão ngẩn mặt ra một chút, rồi bỗng nhiên thở dài. Rồi lão lẩm bẩm tính. Đấy là lão tính tiền bòn vườn của con...

Sau khi thằng con đi, lão tự hỏi rằng: “Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả... Của mẹ nó tậu, thì nó hưởng. Lớp trước nó đòi bán, ta không cho bán là ta có ý giữ cho nó, chứ có phải giữ để ta ăn đâu? Nó không có tiền cưới vợ, phẫn chí bước ra đi, thì đến lúc có tiền để lấy vợ, mới chịu về. Ta bòn vườn của nó, cũng nên để ra cho nó; đến lúc nó về, nếu nó không đủ tiền cưới vợ thì ta thêm vào với nó, nếu nó có đủ tiền cưới vợ, thì ta cho vợ chồng nó để có chút vốn mà làm ăn...”. Lão tự bảo lão như thế, và lão làm đúng như thế. Lão làm thuê kiếm ăn. Hoa lợi của khu vườn được bao nhiêu, lão để riêng ra. Lão chắc mẩm thế nào đến lúc con lão về, lão cũng có được một trăm đồng bạc...

Lão lắc đầu chán nản, bảo tôi:

- Ấy thế mà bây giờ hết nhẵn, ông giáo ạ! Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi. Một trận đúng hai tháng, mười tám ngày, ông giáo ạ! Hai tháng mười tám ngày đã không làm ra được một xu, lại còn thuốc, lại còn ăn... Ông thử tính ra xem bao nhiêu tiền vào đấy?...

Sau trận ốm, lão yếu người đi ghê lắm. Những công việc nặng không làm được nữa. Làng mất vè sợi, nghề vải đảnh phải bỏ. Đàn bà rỗi rãi nhiều. Còn tí việc nhẹ nào, họ tranh nhau làm mất cả. Lão Hạc không có việc. Rồi lại bão. Hoa mầu bị phá sạch sành sanh. Từ ngày bão đến nay, vườn lão chưa có một tí gì bán. Gạo thì cứ kém mãi đi. Một lão với một con chó mỗi ngày ba hào gạo, mà gia sự vẫn còn đói deo đói dắt...

- Thì ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi ông giáo ạ. Mỗi ngày cậu ấy ăn thế, bỏ rẻ cũng mất hào rưỡi, hai hào đấy. Cứ mãi thế này thì tôi lấy tiền đâu mà nuôi được? Mà cho cậu ấy ăn ít thì cậu ấy gày đi, bán hụt tiền, có phải hoài không? Bây giờ cậu ấy béo trùng trục, mua đắt, người ta cũng thích...

Lão ngắt lại một chút, rồi tắc lưỡi:

- Thôi thì bán phắt đi! Đỡ được đồng nào, hay đồng ấy. Bây giờ tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu. Tiêu lắm chỉ chết nó. Tôi bây giờ có làm gì được đâu?

*

* *

Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi? Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

- Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi về thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Tôi an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt? Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...

Tôi bùi ngùi nhìn lão bảo:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm gì cho thật sướng?

Lão cười và ho sòng sọc. Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng.

- Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:

- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.

- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác?...

- Việc gì còn phải chờ khi khác?... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm...

- Đã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc...

Mặt lão nghiêm trang lại...

- Việc gì thế, cụ?

- Ông giáo để tôi nói... Nó hơi dài dòng một tí.

- Vâng, cụ nói.

- Nó thế này, ông giáo ạ!

Và lão kể. Lão kể nhỏ nhẹ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: Lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này. Tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận, người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão, lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được, để thế để tôi trông coi cho nó... Việc thứ hai: Lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt: lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tôi để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả...

Tôi bật cười bảo lão:

- Sao cụ lo xa quá thế? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?

- Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? Đã đành rằng là thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao?... Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.

Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:

- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?

Lão cười nhạt bảo:

- Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong.

Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc. Tôi nói chuyện lão với vợ tôi. Thị gạt phắt đi:

- Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói...

Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc. Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão. Lão từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần...

Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ... Một hôm, tôi phàn nàn về việc ấy với binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi: Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:

- Lão làm bộ đây! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu. Lão vừa xin tôi một ít bả chó...

Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên. Hắn thì thầm:

- Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu.

Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn...

*

* *

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.
Thực hiện các yêu cầu sau:
a)Tóm tắt gia cảnh của lão hạc.Theo em, câu vàng có ý nghĩa như nào với lão hạc?Chi tiết nào cho em biết đc điều đó?
b)Phân tích diễn biến tâm trạng của lão hạc xung quanh việc bán chó và sắp xeepscho cuộc đời mình.Qua cách ,iêu tả của nhà văn về tâm trạng của lão hạc,em thấy nv này là ng như thế nào?
c)Hoàn thành phiếu học tập sau để thấy cách nhìn nhận,đánh giá của nhân vật "tôi" về lão hạc.Qua đó,em thấy thái độ tình cảm của nv "tôi"đối với lão hạc như thế nào?

Câu văn cho thấy cách nhìn nhận,đánh giá của nv "tôi" về lão hạc   Thái độ,tình cảm của nhân vật "tôi" đối với lão hạc
  
  

 

0
Năm nay tôi lên lớp tám. Như vậy là tôi sắp sửa trở thành người lớn rồi . Oai thiệt là oai !Tôi không nói dóc đâu . Chính thầy Dân, giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi nói như thế.Năm ngoái chúng tôi knông học thầy Dân. Các anh chị lớp trên người thì bảo thầy Dân khó, kẻ thì nói thầy Dân dễ, không biết đường nào mà tin. Nhưng hôm khai trường, ngay lần gặp đầu tiên, tôi thấy thầy không...
Đọc tiếp

Năm nay tôi lên lớp tám. Như vậy là tôi sắp sửa trở thành người lớn rồi . Oai thiệt là oai !

Tôi không nói dóc đâu . Chính thầy Dân, giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi nói như thế.

Năm ngoái chúng tôi knông học thầy Dân. Các anh chị lớp trên người thì bảo thầy Dân khó, kẻ thì nói thầy Dân dễ, không biết đường nào mà tin. Nhưng hôm khai trường, ngay lần gặp đầu tiên, tôi thấy thầy không có vẻ gì là "hắc" cả. Thầy nói chuyện với lớp tôi bằng một giọng đầm ấm, thân mật :

- Như các em đã biết, năm nay thầy làm chủ nhiệm kiêm phụ trách chi đội lớp các em. Từ từ rồi thầy trò mình sẽ làm quen với nhau . Thầy tin rằng các em sẽ tự giác học tập tốt, trau giồi đạo đức, rèn luyện thân thể và chấp hành đúng nội quy của trường ta . Bởi vì năm nay các em không còn bé bỏng gì nữa, đã chuẩn bị trở thành người lớn rồi, toán các em sẽ làm quen với quỹ tích, văn các em sẽ bắt đầu học nghị luận. Những điều đó hoàn toàn khác xa với chương trình lớp bảy ...

Thầy nói chưa hết mà cả lớp đã vỗ tay rần rần. Nghe nói mình sắp sữa trở thành người lớn, đứa nào cũng khoái . Tôi cũng vậy . Thầy còn nói nhiều nhưng tôi chẳng nhớ gì ngoài khoản "người lớn" đó.

Về nhà, tôi khoe ngay với thằng Tin, em tôi . Tôi vỗ vai nó, lên giọng :

- Tao năm nay là người lớn rồi đó nghe mày !

Thầy Dân nói là chúng tôi chuẩn bị làm người lớn thôi nhưng tôi cứ muốn làm người lớn ngay cho oai .

Thằng Tin là chúa hay cãi . Không bao giờ nói đồng ý với tôi một điều gì. Lần này cũng vậy, nó nheo mắt :

- Anh mà là người lớn ?

- Chớ gì nữa !

- Người lớn sao không có râu ?

- Tao cần quái gì râu !

Thằng Tin cười hì hì :

- Vậy thì anh cũng vẫn còn là trẻ con giống như em thôi .

Tôi "xì" một tiếng :

- Mày làm sao giống tao được, đừng có dóc ! Chính thầy Dân nói tụi tao là người lớn nè ! Bởi vì chương trình lớp tám cái gì cũng khó hết, học hết cơm hết gạo chưa chắc đã hiểu .

Thằng Tin nhìn tôi với vẻ nghi ngờ :

- Khó dữ vậy hả ?

Tôi nghiêm mặt :

- Bộ tao nói chơi với mày sao ! Người ta soạn cho người lớn học mà lại .

Thằng Tin ngẫm nghĩ một hồi rồi nói :

- Như vậy, sang năm em cũng là ngươì lớn, em học lớp tám.

Tôi rụt vai :

- Mày không bao giờ trở thành người lớn được đâu . Người lớn không ai mang tên Tin cả, chỉ có trẻ con mới đặt tên Tin thôi .

Số là khi má tôi sinh thằng Tin, ba tôi đi công tác xa nên nhờ chú Thảo cạnh nhà làm khai sinh dùm. Giấy chứng sinh của bệnh viện ghi đúng là Phan Thanh Tân nhưng không hiểu sao giấy khai sinh của phòng hộ tịch do chú Thảo đem về lại biến thành Phan Thanh Tin. Từ đó, mọi người gọi em tôi là thằng cu Tin. Còn đám bạn cùng xóm thường bắt chước tiếng còi xe "tin, tin" để chọc nó. Thằng Tin ức cái tên mình lắm. Nghe tôi chê, nó phồng má :

- Lớn lên em sẽ đổi tên lại chớ lo gì.

- Thì khi nào mày đổi được tên rồi hẵn tính.

Nói xong, tôi quay đi . Còn thằng Tin thì hét tướng lên :

- Anh là người lớn thì nhớ đừng có giành ăn với em nữa nghe không ?

Tôi không thèm trả lời nó, bỏ đi một mạch.

*

* *

Trở thành người lớn chưa hẳn là điều hay . Sáng nay, tôi bỗng nhận ra điều đó.

Thường theo thói quen, vào đầu năm học mới, chúng tôi ai nấy đều ngồi đúng vào vị trí của mình năm ngoái . Hôm khai trường, ngay sau khi bốn tiếng trống báo hiệu kết thúc buổi lễ ở sân cờ, chúng tôi ba chân bốn cẳng chạy uà về lớp, chen nhau vaò cửa, la hét chí chóe . Những đứa chuyên nghịch phá như thằng Tú, thằng Thành thì nhảy phóc ngay qua cửa sổ, đi trên bàn rầm rầm chớ không thèm chen nhau như bọn tôi .

Cuối cùng rồi ai cũng về chổ nấy . Tôi ngồi ở bàn đầu ngay cạnh thằng Bảy, kế bên là nhỏ Phương, nhỏ Vân rồi thằng Minh, y như năm ngoái .

Sau khi ổn định chổ ngồi, tôi quay đầu hẳn ra sau, quan sát. Lớp tôi không đông đủ như năm ngoái . Một số đứa ở lại lớp Bảy . Một số đứa chuyển sang trường khác. Bù vào đó là những gương mặt mới . Có ít nhất là mười học sinh lớp tám năm ngoái lưu ban. Ngoài ra còn có các học sinh ở các lớp 7A1, 7A3 lên, không hiểu sao lại lọt vào lớp chúng tôi . Tuy nhiên hầu hết vẫn là học sinh lớp 7A2, tức là lớp chúng tôi cũ.

Không khí đầu năm học thật là vui nhộn. Tụi bạn thi nhau kể về những chuyến đi xa, những trò hấp dẫn trong ba tháng hè. Lớp học cứ huyên náo cả lên.

Tôi hỏi thằng Bảy :

- Hè vừa rồi mày có đi chơi đâu không ?

Mặt nó buồn xo :

- Chân cẳng tao vầy mà đi đâu ! Tao chỉ ở nhà trông em thôi .

Nghe nó nói vậy, tôi không hỏi nữa, sợ nó thêm rầu .

Số là chân phải của Bảy bị tật từ nhỏ, cái chân cong vòng ra đằng sau một cách bất thường. Khi đi lại, nó phải dùng hai cây gỗ làm gậy chống. Bảy tính hiền nhưng thỉnh thoảng cũng nổi cộc. Năm lớp sáu, thằng Thành chọc nó bị nó phang một gậy thiếu điều té ngửa .

Nhà Bảy ở gần nhà tôi . Nó có hai đứa em là thằng Hường và nhỏ Loan. Ba nó đạp xe ba gác còn má nó bán bánh kẹo ngay trước nhà. Một cái kệ gỗ nhỏ trên bày dăm ba lọ bánh kẹo xanh đỏ kèm với mớ đồ chơi bằng nhựa, đó là cả gian hàng của má nó. Bảy đi học buổi sáng, còn buổi chiều phải vừa ngồi bán kẹo vừa trông hai đứa em cho má nó nấu nướng, giặt giũ nên nó rất bận. Khi rảnh nó thường chạy qua nhà tôi mượn sách. Nó đọc toàn là sách tình báo với sách vụ án. Nó rất mê những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn, hồi hộp. Nhờ vậy mà nó nổi tiếng trong toàn trường. Số là năm ngoái, khi học loại văn tường thuật, cô Thanh ra đề "Em hãy tường thuật buổi lễ khai trường mà em đã tham dự". Bài tập làm văn của Bảy nhập đề như sau : "Vào một buổi sáng tinh mơ, đường phố tĩnh mịch, không có một tiếng động. Bỗng từ góc phố thấp thoáng một bóng đen khả nghi . Bóng người đó im lặng rảo bước trên vỉa hè, tiến về phía cổng trường. Té ra đó là bác chủ tịch hội cha mẹ học sinh. Bác đến trường để dự lễ khai giảng năm học...".

Khi cô Thanh đọc bài của nó lên, cả lớp ôm bụng cười bò. Qua hôm sau là cả trường đều biết. Từ đó tụi bạn thường gọi nó là Bảy-điệp-viên. Vậy mà Bảy vẫn chưa chừa hẳn cái tật đó. Bài văn nào của nó cũng "thình lình", "đột ngột" hoặc "thoáng một cái", "chớp một cái", nghe bắt đứng tim. Văn nó buồn cười vậy mà toán thì hết sẩy . Không biết nó học hành cách sao mà bài tập toán của nó hết 9 lại đến 10, không bao giờ bị điểm 8. Tôi vốn dốt toán nhưng nhờ từ năm lớp sáu đến giờ luôn luôn ngồi cạnh Bảy nên cũng không bị xếp loại yếu . Ai chớ thằng Bảy thì nó cho tôi cóp-pi thả dàn.

Cũng vì vậy mà tôi không thèm học toán nên đã kém lại càng kém. Tôi cứ đinh ninh là tôi và thằng Bảy sẽ "ăn đời ở kiếp" với nhau, hai đưá sẽ ngồi cạnh nhau hết lớp này đến lớp khác, cho đến khi lên đại học và trở thành bác sĩ, kỹ sư mới thôi .

Ai dè sáng nay, thầy Dân kêu cả lớp sắp xếp lại chổ ngồi . Thầy bảo ngồi như hiện nay là lộn xộn, không hợp lý, em thấp ngồi sau, em cao ngồi trước, rồi có bàn toàn là con gái, không có một mống "nam nhi" nào .

Nghe nói đổi chỗ, cả lớp nhao nhao như một cái chợ . Thầy Dân phải gõ tay lên bảng mấy lần, chúng nó mới chịu im. Nhưng chỉ có đám con gái mới yên lặng thực sự, tụi nó mà đã chơi với nhau thì cứ dính như keo, chẳng đứa nào chịu rời đứa bên cạnh cả. Còn đám con trai bàn dưới thì rục rà rục rịch, cứ muốn đổi lên bàn trên. Trừ thằng Thành và thằng Tú là hai chúa nghịch ra, còn thì đứa nào cũng muốn ngồi gần cửa ra vào cho sáng, nhìn bảng cho rõ và nghe thầy cô giảng bài cho "thủng".

Té ra lớp tôi hết phân nửa bị cận thị . Đứa nào cũng giơ tay :

- Thưa thầy, mắt em bị kém ạ . Em ngồi bàn dưới nhìn không rõ.

Lý do này có vẻ xác đáng. Nhưng thầy Dân không bị lừa . Thầy chỉ xếp những đứa nhỏ con lên bàn trên thôi . Còn những đứa khác, thầy bảo phải có giấy chứng nhận của bác sĩ. Thế là những tay cận thị giả vờ lập tức ỉu xìu .

Hễ có đứa dời lên bàn trên thì tất phải có đứa đổi xuống bàn dưới . Ác thay một trong những đứa được cả lớp nhất trí đề nghị "rời chổ" lại là tôi . Đứa to mồm nhất là thằng Chí ngồi ngay sau lưng tôi . Miệng nó ông ổng như thùng thiếc bể :

- Thưa thầy, cho trò Huy ra bàn sau ngồi đi ạ !

Tôi quay lại, trừng mắt :

- Có mày ra bàn sau thì có! Đồ con rệp !

Khi nổi khùng, tôi thường gọi thằng Chí là đồ con rận, con rệp. Bởi vì chí với rận, rệp thì cũng một loài như nhau cả thôi .

Nhưng thằng Chí không giận, nó nhe răng cười :

- Để coi đứa nào ra sau cho biết !

Thấy nó ăn nói có vẻ tự tin đồng thời thấy đám bạn ngồi phía dưới cứ nhao nhao phản đối tôi, tôi đâm chột dạ liền quay phắt lên trên, hai tay ôm cứng góc bàn, làm như đã ôm như vậy thì đừng hòng có ai gỡ tôi ra khỏi chỗ được.

Thầy Dân lại gần tôi :

- Các bạn đề nghị như vậy, em nghĩ sao ?

Tim tôi tự dưng thót lại . Thầy hỏi tôi nghĩ sao, nhưng tôi biết đã đến nước này thì chẳng có nghĩ ngợi gì được. Số phận tôi coi như đã được định đoạt. Tuy nhiên tôi vẫn cố cứu vãn tình thế :

- Thưa thầy, em ngồi đây đâu có sao đâu ạ ?

- Các bạn bảo là em ngồi che khuất bảng, các bạn không nhìn thấy .

- Các bạn ấy xạo đó ạ ! Năm ngoái em cũng ngồi y chỗ này mà có bạn nào than phiền gì đâu !

Thằng Chí lại vọt miệng :

- Thưa thầy, năm ngoái bạn ấy còn nhỏ, năm nay bạn ấy lớn rồi ạ . Bạn ấy lớn nhất lớp mà ngồi bàn đầu, tụi em ở phiá sau không nhìn thấy gì hết.

Lại cái thằng con rệp ! Sao mà nó nhiều chuyện y như bọn con gái vậy không biết ! Tôi giận tím mặt nhưng có thầy đứng đó nên chẳng dám trả đũa . Thằng Lâm còn hùa theo :

- Thưa thầy, bạn Chí nói đúng đấy ạ .

Thằng Lâm này thật vô duyên. Ai mà chẳng biết Chí nói đúng. Ngay cả tôi còn ngạc nhiên về sự phát triển nhảy vọt của tôi nữa kia mà. Năm ngoái tôi chỉ đứng cao ngang vai của ba tôi, không hiểu sao trong ba tháng hè vừa qua tôi bỗng lớn vọt hẳn lên và bây giờ thì tôi đã cao ngang mét tai của ba tôi rồi . Má tôi nói là tôi "nhổ giò". Còn bạn be của ba tôi, ai đến nhà chơi cũng trầm trồ :

- Chà, chú gà con bắt đầu trổ mã rồi !

Nghe mọi người khen tôi mau lớn, tôi khoái chí tử. Nhưng hôm nay cái khoảng "người lớn" đó đã làm hại tôi . Biết thân biết phận, tôi không dám cãi chầy cãi cối nữa mà lẳng lặng thu dọn tập vở, bước ra khỏi chổ ngồi .

Thầy Dân chỉ xuống bàn chót :

- Em ngồi kế chỗ em Quang kìa .

Quang là học sinh lớp 8A2 năm ngoái bị lưu ban. Nghe nói ngồi kế nó, tôi ngán ngẩm trong bụng.

Thầy Dân thấy bộ mặt rầu rĩ của tôi, phát tội nghiệp bèn động viên :

- Miễn là chú ý nghe giảng bài thì ngồi đâu cũng có thể học giỏi, có gì đâu mà em lo !

Thực ra ngồi bàn chót cũng có phần thuận lợi đối với những đứa hay nói chuyện riêng và ưa "quay" bài như tôi . Nhưng kẹt một nỗi là tôi phải chia tay với thằng Bảy . Tôi mà rời khỏi nó cũng như cá rời khỏi nước, biết sống làm sao với môn toán bây giờ. Tôi lo là lo như vậy .

*

* *

Tiếng trống tan học vừa vang lên, tôi đã vọt thẳng ra cửa đợi thằng Chí. Tôi định tâm sẽ nện cho nó một trận về cái tật bép xép. Năm ngoái đọ sức nhau, tôi với nó còn bất phân thắng bại chớ năm nay thì nó chết với tôi . Bây giờ tôi cao hơn nó gần một cái đầu .

Chí vừa lò dò ra khỏi cửa lớp, tôi đã chạy lại liền. Thoạt đầu nó cười với tôi nhưng rồi thấy bộ dạng hùng hổ của tôi, nó hiểu ra ngay ý định của đối phương liền co giò chạy . Tôi rượt theo . Hai đứa đuổi nhau quanh mấy gốc phượng và bã đậu trong sân, xô cả vào học sinh các lớp khác. Tôi giẫm phải chân một đứa con gái bên lớp 8A1 khiến nó la oai oái . Đến khi rượt bén gót Chí, sắp nắm được vạt áo nó thì nó không chạy quanh mấy gốc cây nữa mà vù thẳng ra cổng. Tôi bặm môi tính đuổi theo thì thằng Cang, lớp trưởng lớp tôi, kêu om sòm :

- Huy ơi, Chí ơi ! Lại đây xếp hàng chớ chạy đi đâu đó ! Bạn nào ra về không xếp hàng ngày mai tôi báo với thầy Dân cho coi !

Nghe vậy, tôi liền đứng lại, không đuổi theo đối thủ nữa . Còn thằng Chí thì phớt lờ, dông luôn. Nó ớn tôi .

Nhỏ Kim Hà, lớp phó trật tự, đứng trong hàng, liếc tôi :

- Bạn Huy đánh lộn trong sân trường nghen ! Tôi trừ điểm thi đua à !

Tôi cãi :

- Tôi rượt chơi chớ đánh lộn hồi nào ?

- Nến rượt kịp thì bạn đã đánh nhau rồi .

Tôi trề môi :

- Khi nào đánh nhau hẵng hay . Hừ, nói vậy mà cũng nói !

Con gái gì mà y như bà chằn, cái mặt nghinh nghinh ngó dễ ghét ! Không hiểu sao hôm trước tôi lại bầu nó làm lớp phó trật tự ! Tôi vừa bước vô hàng vừa rủa thầm trong bụng.

Tôi không đứng theo tổ 5 của tôi mà lại đứng vaò tổ 1, ngay sau lưng thằng Bảy . Tôi khều nó :

- Nè, lát về tao nói mày nghe cái này hay lắm !

- Lại kể chuyện ba tháng hè ở chơi nhà ông chú trên Đà Lạt nữa chớ gì ?

Tôi khịt mũi :

- Mày đóan trật lất. Chuyện này khác.

Trên đường về, khi những đứa bạn đã rẽ sang đường khác, chỉ còn mình Bảy với tôi, tôi liền bảo nó :

- Mày xuống bàn dưới ngồi chung với tao đi .

- Chi vậy ?

Thằng Bảy hỏi cù lần thiệt ! Nhưng tôi không dám nói thiệt lý do với nó. Tôi chép miệng :

- Thì ngồi chung cho có bạn chớ chi ! Tao ngồi gần mày quen rồi, nay ngồi với mấy đứa lạ tao thấy nó sao sao ấy !

Bảy đắn đo :

- Nhưng ngồi bàn chót mỗi lần thầy kêu lên bảng, tao đi lại khó khăn lắm !

- Thì tao nhường mày ngồi đầu bàn, tao ngồi trong ! Dễ ợt !

Thấy vẻ mặt nó hơi ngần ngừ, tôi bồi luôn đòn quyết định :

- Mày xuống ngồi với tao, tao cho mày mượn mấy cuốn sách hay lắm ! Anh tao mơi mua .

Mắt Bảy sáng trưng như đen` pha :

- Sách hả ? Sách gì vậy mày ?

Tôi rao hàng :

- Toàn sách tình báo . "Hột xoàn trong mả" nè, "Vòi bạch tuột và những đồng tiền vàng" nè, "Phát súng trong đêm" nè, còn mấy cuốn nữa mà tao không nhớ tên.

"Phát súng trong đêm" đã bắn gục Bảy, nó quỵ liền :

- Được rồi, tao sẽ xuống bàn mày . Nhưng rủi thầy Dân không chịu thì sao ?

Tôi nhúng vai :

- Xin lên bàn trên mới khó chớ xin xuống thì dễ ợt. Thiếu gì cách nói . Mày bảo là tao với mày về nhà thường học chung nên ở lớp ngồi gần cho tiện.

Bảy phân vân :

- Như vậy là nói dối .

Tôi tặc lưỡi :

- Thì mình chỉ nói dối lần này thôi . Với lại có phải mình nói dối để làm hại ai đâu ! À, cuốn "Hột xoàn trong mả" hay lắm nghen mày ! Tao mới đọc hồi hôm. Trong đó có nhiều "bóng đen khả nghi" lắm !

Thấy tôi nhắc chuyện cũ chọc nó, thằng Bảy giơ gậy lên nhưng tôi đã kịp chạy xuống lòng đường, cười hích hích.

Trước khi về nhà, tôi còn nhắc nó lần nữa :

- Nhớ nghen mày ! Ngày mai đổi xuống đi !

0
 …Lão cố tỏ ra vui vẻ.Nhưng trong Lão nhìn như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước ,tôi ôm choàng lấy lão òa lên khóc .Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa . Tôi chỉ ái ngại cho Lão Hạc . Tôi hỏi cho chuyện: thế nó cho bắt à?Mặt Lão đột nhiên co rúm lại. những vết nhăn xó lại với nhau , ép cho nước mắt chảy ra  , Cái đầu Lão ngoẹc về một bên và cái miệng móm mém của Lão mếu như...
Đọc tiếp

 …Lão cố tỏ ra vui vẻ.Nhưng trong Lão nhìn như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước ,tôi ôm choàng lấy lão òa lên khóc .Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa . Tôi chỉ ái ngại cho Lão Hạc . Tôi hỏi cho chuyện: thế nó cho bắt à?Mặt Lão đột nhiên co rúm lại. những vết nhăn xó lại với nhau , ép cho nước mắt chảy ra  , Cái đầu Lão ngoẹc về một bên và cái miệng móm mém của Lão mếu như con nít. lão huhu khóc… 

Câu 1: xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên

Câu 2: Trong đoạn trích trên ,nhưng, từ nào gợi tả hình ảnh , dáng vẻ , trạng thái của sự vật ,những từ nào mô phỏng âm thanh con người ? Có tác dụng gì trong miêu tả tự sự ?               

Câu 3 : trình bày nội dung chính của đoạn trích 

0
#note_003#-mii- Tôi luôn cố tỏ ra mạnh mẽ, hào đồng, vui vẻ và luôn nở nụ cười khi ở trước mặt mọi người...- Nhưng sâu bên trong tôi, tôi k phải là người như thế:~ Tôi là một ng hướng nội, tôi k mạnh mẽ mà cũng k quá yếu đuối, tôi chỉ cười khi tôi thực sự hạnh phúc...còn nụ cười kia chỉ là đáp lại những thứ họ nói thay vì một lời nói của tôi mà thôi!~ Tôi rất cô đơn, tôi...
Đọc tiếp

#note_003#-mii

- Tôi luôn cố tỏ ra mạnh mẽ, hào đồng, vui vẻ và luôn nở nụ cười khi ở trước mặt mọi người...

- Nhưng sâu bên trong tôi, tôi k phải là người như thế:

~ Tôi là một ng hướng nội, tôi k mạnh mẽ mà cũng k quá yếu đuối, tôi chỉ cười khi tôi thực sự hạnh phúc...còn nụ cười kia chỉ là đáp lại những thứ họ nói thay vì một lời nói của tôi mà thôi!

~ Tôi rất cô đơn, tôi lạc lõng_cảm giác của tôi về chính mình là như thế!

~ Nói thực, tôi chỉ thân thiện với ng nào hẳn hoi và lịch sự với tôi hoặc có quan điểm rõ ràng, cảm xúc rõ ràng và k phải những đứa lắm chuyện, hiện tại thì tôi chi đối xử hẳn hoi với tầm 2-3 người trên bing thôi còn những người còn lại thì ng ta hỏi j mình nói đấy chứ cx chẳng ns nhiều!

vì...

- Chẳng có ai thấu hiểu tôi dù chỉ là một ít, đến cả ba mẹ tôi-người đã gắn bó với tôi từ khi tôi sinh ra, cũng k hiểu nổi được tôi thì tìm đâu trên đời này một người hơn thế nữa cơ chứ? Họ chửi tôi, họ mắng tôi nhưng họ chưa bao giờ ngồi yên một chỗ và nói chuyện với tôi cả-> Suốt ngày, họ chỉ lo công việc nhưung họ đâu có để ý đến cảm giác của chúng tôi cơ chứ, rồi cứ thế mà giận cá chém thớt, lắm khi do áp lực công việc mà họ về nhà rồi xả hết mọi thứ lên đầu tôi một cách tàn nhẫn!

- Tôi là gì của họ cơ chứ? Tại sao lúc đó họ lại mất kiểm soát như thế. Lắm lúc tôi rất ức chế đến mức chỉ muốn rời xa nơi này mãi mãi để được tự do hơn, họ chẳng hiểu gì nhưng họ cứ chửi tôi theo cảm tính và cứ đinh ninh rằng mình đúng, cứ tưởng rằng mình hiểu con mình nhất nên cứ chửi...nhưng đâu phải!

- Bạn bè thì cũng thế thôi! Ở lớp tôi như một con tự kỉ vậy, h ra chơi tôi chỉ ngồi yên một góc lớp, lặng lẽ nhìn chúng nó tươi cười mà chơi đùa với nhau hoặc lắm khi thì nhìn ra cửa sổ và viết lại những gì mình thấy và suy nghĩ của mình vào trái tim này, ngắm nhìn những thứ tĩnh sẽ giúp tôi thấy nhẹ nhõm hơn. Có người đã coi tôi là bạn thân chỉ để cho có thôi, ý là chỉ chơi nhiều với nhau nên gọi là bạn thân. Vậy mà đi trên đường đi về hay đi học, nó đi đằng trước, tôi đi đằng sau mà nó cũng k thèm ngoái lại nhìn tôi hay nói tôi một tiếng mà chỉ chăm chăm nói chuyện với ng khác.

- Tôi đi học hay đi về đều một mình, hôm nào có may ra thì trên đường gặp đứa nào thì lên nói chuyện hoặc hôm đấy đi về cùng giờ với đứa nào thì đi về cùng. TẠI SAO luôn là tôi rủ bọn nó đi về mà k phải bọn nó rủ tôi? Nếu hôm nào tôi k bảo chúng nó đợi thì coi như tỏng đi mất! BẠN BÈ cái QUẦN QUÈ!

* Sau bao nhiêu suy nghĩ đến mức mà tôi muốn cắt cổ tự sát thì tôi nghĩ:

" Dù ai đi chăng nữa trên thế giới này thì chỉ có CHÍNH BẠN mới hiểu được BẠN thôi, bạn biết bạn đã làm gì, chính bạn biết bạn nghĩ như thế nào và chính bạn mới đưa ra quyết định đúng đắn của chính mình, của chính con tim bạn. Đừng tin bất cứ bố con thằng nào cả vì họ chẳng phải là mình nên nếu thực sự có thể tin được thì hãy tin, tin họ khi sự thật đã rõ ràng! Vì thế nên một mình tôi cx đc, tôi lm bạn vs chính mk, với thiên nhiên, với gió mây trời đất có khi chúng lại hiểu tôi. Tôi yêu chính bản thân mình!"

#mii-chan#

0
#note_003#-mii- Tôi luôn cố tỏ ra mạnh mẽ, hào đồng, vui vẻ và luôn nở nụ cười khi ở trước mặt mọi người...- Nhưng sâu bên trong tôi, tôi k phải là người như thế:~ Tôi là một ng hướng nội, tôi k mạnh mẽ mà cũng k quá yếu đuối, tôi chỉ cười khi tôi thực sự hạnh phúc...còn nụ cười kia chỉ là đáp lại những thứ họ nói thay vì một lời nói của tôi mà thôi!~ Tôi rất cô đơn, tôi...
Đọc tiếp

#note_003#-mii

- Tôi luôn cố tỏ ra mạnh mẽ, hào đồng, vui vẻ và luôn nở nụ cười khi ở trước mặt mọi người...

- Nhưng sâu bên trong tôi, tôi k phải là người như thế:

~ Tôi là một ng hướng nội, tôi k mạnh mẽ mà cũng k quá yếu đuối, tôi chỉ cười khi tôi thực sự hạnh phúc...còn nụ cười kia chỉ là đáp lại những thứ họ nói thay vì một lời nói của tôi mà thôi!

~ Tôi rất cô đơn, tôi lạc lõng_cảm giác của tôi về chính mình là như thế!

~ Nói thực, tôi chỉ thân thiện với ng nào hẳn hoi và lịch sự với tôi hoặc có quan điểm rõ ràng, cảm xúc rõ ràng và k phải những đứa lắm chuyện, hiện tại thì tôi chi đối xử hẳn hoi với tầm 2-3 người trên bing thôi còn những người còn lại thì ng ta hỏi j mình nói đấy chứ cx chẳng ns nhiều!

vì...

- Chẳng có ai thấu hiểu tôi dù chỉ là một ít, đến cả ba mẹ tôi-người đã gắn bó với tôi từ khi tôi sinh ra, cũng k hiểu nổi được tôi thì tìm đâu trên đời này một người hơn thế nữa cơ chứ? Họ chửi tôi, họ mắng tôi nhưng họ chưa bao giờ ngồi yên một chỗ và nói chuyện với tôi cả-> Suốt ngày, họ chỉ lo công việc nhưung họ đâu có để ý đến cảm giác của chúng tôi cơ chứ, rồi cứ thế mà giận cá chém thớt, lắm khi do áp lực công việc mà họ về nhà rồi xả hết mọi thứ lên đầu tôi một cách tàn nhẫn!

- Tôi là gì của họ cơ chứ? Tại sao lúc đó họ lại mất kiểm soát như thế. Lắm lúc tôi rất ức chế đến mức chỉ muốn rời xa nơi này mãi mãi để được tự do hơn, họ chẳng hiểu gì nhưng họ cứ chửi tôi theo cảm tính và cứ đinh ninh rằng mình đúng, cứ tưởng rằng mình hiểu con mình nhất nên cứ chửi...nhưng đâu phải!

- Bạn bè thì cũng thế thôi! Ở lớp tôi như một con tự kỉ vậy, h ra chơi tôi chỉ ngồi yên một góc lớp, lặng lẽ nhìn chúng nó tươi cười mà chơi đùa với nhau hoặc lắm khi thì nhìn ra cửa sổ và viết lại những gì mình thấy và suy nghĩ của mình vào trái tim này, ngắm nhìn những thứ tĩnh sẽ giúp tôi thấy nhẹ nhõm hơn. Có người đã coi tôi là bạn thân chỉ để cho có thôi, ý là chỉ chơi nhiều với nhau nên gọi là bạn thân. Vậy mà đi trên đường đi về hay đi học, nó đi đằng trước, tôi đi đằng sau mà nó cũng k thèm ngoái lại nhìn tôi hay nói tôi một tiếng mà chỉ chăm chăm nói chuyện với ng khác.

- Tôi đi học hay đi về đều một mình, hôm nào có may ra thì trên đường gặp đứa nào thì lên nói chuyện hoặc hôm đấy đi về cùng giờ với đứa nào thì đi về cùng. TẠI SAO luôn là tôi rủ bọn nó đi về mà k phải bọn nó rủ tôi? Nếu hôm nào tôi k bảo chúng nó đợi thì coi như tỏng đi mất! BẠN BÈ cái QUẦN QUÈ!

* Sau bao nhiêu suy nghĩ đến mức mà tôi muốn cắt cổ tự sát thì tôi nghĩ:

" Dù ai đi chăng nữa trên thế giới này thì chỉ có CHÍNH BẠN mới hiểu được BẠN thôi, bạn biết bạn đã làm gì, chính bạn biết bạn nghĩ như thế nào và chính bạn mới đưa ra quyết định đúng đắn của chính mình, của chính con tim bạn. Đừng tin bất cứ bố con thằng nào cả vì họ chẳng phải là mình nên nếu thực sự có thể tin được thì hãy tin, tin họ khi sự thật đã rõ ràng! Vì thế nên một mình tôi cx đc, tôi lm bạn vs chính mk, với thiên nhiên, với gió mây trời đất có khi chúng lại hiểu tôi. Tôi yêu chính bản thân mình!"

#mii-chan#

1
26 tháng 5 2019

_never mind_

Đó chỉ là vài phút bi quan của cuộc đời!